Tất cả đã tạo ra một năng lực sản xuất mới cho ngành may mặc Việt Nam. Quy mô sản xuất được mở rộng, tay nghề công nhân không ngừng được nâng lên, mẫu mã được cải tiiến phong phú, đa dạng. Các yếu tố này gây nên sự hấp dẫn đối với các khách hàng có ý định hợp tác.
Tính theo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thì hàng may mặt Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Năm 1998 tăng gấp 5 lần so với năm 1994. Đây là con số khả quan đánh giá sự phát triển ngành may mặc xuất khẩu, song nhìn vào thực tế thì giá trị ngoại tệ thực thu từ gia công đem lại là 150 triệu USD trên tổng giá trị xuất khẩu là 874 triệu USD, còn năm 1999 là 194 triệu USD trên tổng số kim ngạch xuất khẩu là 1,1 tỷ USD thì quả là xuất khẩu kiểu này không mấy hiệu quả.
Nhà xuất khẩu cần theo dõi chặt chẽ những biến động này trên thị trường và từ đó có chiến lược sản phẩm phù hợp.
Hiện nay năng lực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 2,15 tỷ USD. Đó là kết quả của sự đầu tư không ngừng của các doanh nghiệp, xí nghiệp Việt Nam – hầu hết các địa phương đều có xí nghiệp may ra đời, các xí nghiệp may như : Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Công ty may Đức Giang, Công ty may Nhà Bè.. không ngừng cải tiến trang thiết bị, đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân phục vụ quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Ví dụ, các sản phẩm mới cho mùa thu/ đông thường được giới thiệu tại các triển lãm thương mại vào tháng 1 trước đó. Điều này cho thấy các sản phẩm mới đã được phát triển và sản xuất hơn một năm trước khi được bày bán. Quy trình sản xuất của bạn cần linh hoạt nhằm thích ứng nhanh với những thay đổi trong việc thiết kế sản phẩm.
Nhiều nhà bán lẻ trong đoạn thị trường này thường mua cả dòng sản phẩm thay cho việc chỉ mua một sản phẩm riêng lẻ. Bạn cần có khả năng cung cấp sản phẩm đủ kích cỡ, màu sắc và có thể cả các sản phẩm đi kèm (ví dụ, áo sơ mi thường được bán cùng cà vạt, váy được bán kèm với thắt lưng).
Yếu tố cần thiết được đánh giá cao trong quá trình phát triển chiến lược sản phẩm là tính năng động của sản phẩm và mối quan hệ với các sản phẩm khác. Ví dụ, việc thay đổi xu hướng về phụ kiện như giày dép và trang sức có thể dẫn đến việc thay đổi nhu cầu đối với hàng may mặc được sử dụng kèm theo các loại phụ kiện này. Việc một người nổi tiếng hay một ngôi sao thể thao sử co khi may dụng một sản phẩm may mặc có thể ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về sản phẩm.
Hiệp hội các xí nghiệp may của Việt Nam hoạt động tích cực, mới đây đã thành lập Viện mốt với nhiệm vụ tạo mốt, mẫu mã kỹ thuật phục vụ các Công ty may sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam các Công ty nước ngoài cũng đã tham gia đáng kể trong việc đầu tư vào ngành may mặc, nhiều liên doanh trong lĩnh vực may mặc đã đi vào hoạt động thu kết quả khả quan.