Do những hạn chế nêu trên, kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang co khi may Mỹ mới chỉ là mức tương đối. Năm 1997 đạt 2 triệu USD, năm 1998 đạt 5 triệu, năm 1999 đạt 25 triệu và năm 2000 đạt trên 30 triệu USD. Đây mới chỉ là những con số rất nhỏ bé so với nhu cầu của thị trường Mỹ và khả năng xuất khẩu của ta. Vậy chúng ta phải làm gì để tích cực xâm nhập được vào thị trường đầy triển vọng này đang là câu hỏi đặt ra là hết sức cấp bách cho nhiều nhà quản lý và cả phía doanh nghiệp.
Cũng như các năm trước đây mặt hàng áo Jacket luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu may mặc đi EU và thường chiếm 50% trong tổng kim ngạch. Chất lượng hàng may mặc Việt Nam đã được khách hàng chấp nhận, chỉ tính riêng năm 1999 hàng dệt-may Việt Nam đã xuất sang tất cả các nước EU với giá trị hàng trăm triệu USD, đứng đầu là Đức ( 150 triệu USD), Pháp (60 triệu USD), Tây Ban Nha ( 16 triệu USD), Bỉ ( 10 triệu USD)…
Thị trường may mặc EU có tiềm năng và triển vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để có được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ những quy định khá nghiêm ngặt khi xuất khẩu vào thị trường này như:
– Không được mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch để xuất khẩu các mặt hàng có xuất xứ từ các nước khác vào EU.
– Các doanh nghiệp Việt Nam không được lợi dụng thuế ưu đãi, giá nhân công trong nước rẻ để bán hàng rẻ hơn mức giá hiện hành gây bất lợi cho các nhà sản xuất cùng loại hàng đó hoặc các mặt hàng trực tiếp bị cạnh tranh của EU. Có thể sẽ bị áp dụng quy định cụ thể đã được hai bên thoả thuận.
– Các doanh nghiệp Việt Nam không được phép bán hàng cho nước thứ ba để tái xuất vào EU.
– Đối với hàng gia công tại Việt Nam khi xuất sang EU phải ghi rõ phí gia công, co khi may giá trị nguyên vật liệu mua tại Việt Nam để làm căn cứ giảm thuế nhập khẩu vào EU.
Trong hiệp định cũng quy định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam đưa vào EU ( tổng cộng 151 nhóm mặt hàng với 108 nhóm thoe hạn ngạch và 43 nhóm tự do). Hạn ngạch năm trước không dùng hết có thể chuyển sang năm sau.