Banner 6 -a
banner 7
Banner 1
Banner 2
Banner 3

Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc thể thao của EU

26/10/2015

Kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh. Sau một khoảng thời gian dài suy thoái, cuối cùng đã có những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Châu Âu. Tăng trưởng có thể thấy ở rất nhiều quốc gia thành viên trong suốt năm 2013 và triển vọng trong tương lai sẽ còn tốt hơn ngay cả ở những quốc gia dễ bị ảnh hưởng của suy thoái. Tăng trưởng kinh tế năm 2014 có thể còn khiêm tốn nhưng sẽ tăng mạnh trong năm 2015. Hai quốc gia được kỳ vọng có sự tăng trưởng mạnh nhất thuộc vùng Baltic là (1) Lavita với 3,8% năm 2014 và 4,1% năm 2015; (2) Lithuania, quốc gia sẽ gia nhập liên minh Châu Âu vào năm sau với 3,3% năm 2014 và 3,7% năm 2015. Là quốc gia có đóng góp sản lượng lớn nhất trong khu vực, Đức được kỳ vọng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế cho EU trong năm nay. Cho tới năm 2015 thì quá trình phục hồi kinh tế sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh tại Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.


Dự báo tăng trưởng kinh tế của EU (đơn vị: %)

 

2013

Dự báo 2014

Dự báo 2015

Tăng trưởng GDP

0,1

1,6

2,0

Lạm Phát

1,5

1,0

1,5

Tỉ lệ thất nghiệp

10,8

10,5

10,1

Nguồn: Uỷ ban Châu Âu, 2014


Năm nền kinh tế lớn nhất EU là Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng mà phần lớn là do niềm tin của người tiêu dùng tăng lên rõ rệt. Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đang đạt ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Tiêu dùng hộ gia đình sẽ tăng trưởng rõ rệt hơn vào năm 2015 khi mà chỉ số niềm tin được cải thiện, thu nhập khả dụng tăng trong bối cảnh thị trường lao động khởi sắc và lạm phát giảm.

Xếp hạng 10 nước EU nhập khẩu nhiều nhất

Xếp hạng

Nước

1

Đức

2

Ý

3

Pháp

4

Anh

5

Tây Ban Nha

6

Hà Lan

7

Bỉ

8

Áo

9

Đan Mạch

10

Ba Lan

Nguồn: Eurostat, 2014
 

Một số lưu ý: Tại nhiều quốc gia Châu Âu, thị trường may mặc tăng trưởng phù hợp với xu thế tăng trưởng GDP. Vì vậy, sự tăng trưởng ở ngành may mặc nói chung tại Châu Âu cũng mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam kể cả với đồ thể thao. Với tình hình phục hồi kinh tế đang trên đà tăng nhanh, thị trường Châu Âu là lựa chọn hàng đầu cho các nhà xuất khẩu thuộc các nước đang phát triển; trong đó nổi trội nhất là Đức và Anh. Các quốc gia vùng Baltic với đà tăng trưởng nhanh cũng là thị trường quan trọng có thể hướng tới.


Mặc dù đồ thể thao được kỳ vọng là mặt hàng phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng (nhất là khi đã có sự giao thoa với đồ mặc thông thường), nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tập trung vào nhóm người tiêu dùng có thu nhập vừa và cao vì đây là nhóm người có  thu nhập khả dụng để tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao như yoga, trượt tuyết thậm chí là golf, leo núi, trèo thuyền.


Nhập khẩu đồ thể thao của EU giai đoạn 2009 – 2013 (đơn vị: triệu euro)

 Nhap_khau_do_the_thao_cua_EU_giai_doan_2009__2013

Nguồn: Eurostat, 2014


Nhìn tổng thể, nhập khẩu hàng may mặc thể thao vào thị trường EU đang trên đà tăng trưởng. Điều này mở ra những cơ hội mới cho các công ty xuất khẩu đồ thể thao của Việt Nam. Nhập khẩu hàng thể thao của EU năm 2011 tăng, giảm vào năm 2012 và lại tăng trong năm 2013.


Nhập khẩu hàng may mặc thể thao theo quốc gia của EU từ 2009-2013 (đơn vị: triệu Euro)

Xếp hạng

Nước

Năm 2013

Thị phần

CAGR[1]

2009-2013

1

Trung Quốc

3.957.805.960

65,3%

2,3%

2

Việt Nam

374.019.902

6,2%

7,8%

3

Bang ladesh

351.659.325

5,8%

27,5%

4

Thổ Nhĩ Kỳ

229.571.563

3,8%

3,0%

5

Indonesia

188.757.053

3,1%

0,0%

6

Ấn Độ

170.412.312

2,8%

3,9%

7

Campuchia

158.044.244

2,6%

37,7%

8

Tuynizi

157.031.221

2,6%

2,8%

9

Maroc

91.747.146

1,5%

7,5%

10

Pakistan

78.587.583

1,3%

15,8%

Nguồn: Eurostat, 2014


Năm 2013, nhập khẩu của Đức đạt 2,8 tỉ Euro, chiếm 20% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của EU. Ý chiếm 15,4% và Pháp là 11%. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì Anh là quốc gia đứng đầu. CAGR từ năm 2009-2013 là 7,1%. Trong số các quốc gia đang phát triển, năm 2013, Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu đồ lót vào EU lớn nhất, chiếm 65,3% tổng giá trị. Ngoài ra, hàng nhập khẩu từ Bangladesh và Campuchia cũng đang tăng nhanh, CAGR từ 2009-2013 của hai quốc gia này lần lượt là 27,5% và 37,7%.


Top 5 thị trường xuất khẩu của EU

Xếp hạng

Nước

Năm 2013

Thị phần

CAGR

2009- 2013

1

Nga

408.811.025

4,5%

1,5%

2

Mỹ

309.076.809

3,4%

15,6%

3

Nhật

304.374.473

3,4%

9,2%

4

Hồng Kông

299.471.475

3,3%

25,2%

5

Trung Quốc

197.509.243

2,2%

35,3%

Nguồn: Eurostat, 2014


Xếp hạng 10 nước EU xuất khẩu nhiều nhất

Xếp hạng

Nước

1

Ý

2

Pháp

3

Đức

4

Hà Lan

5

Bỉ

6

Tây Ban Nha

7

Anh

8

Đan Mạch

9

Ba Lan

10

Áo

Nguồn: Eurostat, 2014


Xuất khẩu hàng may mặc thể thao của EU đang tiếp tục tăng trưởng, cho thấy đây là cơ hội tái xuất cho các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển. Ý là quốc gia xuất khẩu đồ may mặc thể thao lớn nhất. Trong năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu của Ý đạt 1,9 tỉ Euro, chiếm 21,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của EU. Tiếp theo là Pháp và Đức lần lượt chiếm 15,7% và 15,5% tổng giá trị xuất khẩu.


Xuất khẩu hàng may mặc thể thao theo quốc gia của EU từ 2009-2013 (đơn vị: triệu Euro)

 Xuat_khau_hang_may_mac_the_thao_theo_quoc_gia_cua_EU_tu_2009-2013

Nguồn: Eurostat, 2014


Tuy nhiên, Tây Ban Nha và Anh lại có mức tăng trưởng hàng nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 2009-2013, lần lượt là 12,4% và 16,7%. 5 thị trường xuất khẩu lớn của EU trong năm 2013 là Nga, Mỹ, Nhật, Hồng Kông và Trung Quốc. CAGR trong giai đoạn 2009-2013 cao nhất thuộc về Hồng Kông và Trung Quốc với mức tăng trưởng lần lượt là 25,2% và 35,3%. Như vậy, tăng trưởng cả về xuất khẩu và nhập khẩu đối với hàng thể thao của EU cho thấy ngoài thị trường nội địa EU, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn có thể tận dụng cơ hội tái xuất để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc thể thao của mình.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 560E Nguyễn Văn Cừ - Phường Gia Thuỵ - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Tel: 0243 8775980 / 0243 6523191
Fax: 0243 6521639
Skype: tranlucjsc